CÁC DẠNG TRẦM HƯƠNG

PHÂN TÍCH VỀ TRẦM HƯƠNG BÀI 2: CÁC DẠNG TRẦM HƯƠNG (CHI TIẾT) Hiện tại Trầm Hương được chia ra làm 3 dạng cơ bản: 1. Trầm Núi. (Dó núi) 2. Trầm Dó Xí. 3. Trầm Trồng (Dó vườn) 4. Trầm Nhân Tạo (nấu, ép, ngâm, tẩm,...)

PHÂN TÍCH VỀ TRẦM HƯƠNG

BÀI 2: CÁC DẠNG TRẦM HƯƠNG (CHI TIẾT)

Hiện tại Trầm Hương được chia ra làm 3 dạng cơ bản:

1. Trầm Núi. (Dó núi)
2. Trầm Dó Xí.
3. Trầm Trồng (Dó vườn)
4. Trầm Nhân Tạo (nấu, ép, ngâm, tẩm,...)

Tuy nhiên trong mỗi dạng sẽ có nhiều dạng nhỏ, dựa theo cách tạo ra trầm mà gọi:

1. TRẦM NÚI:

tram nui.jpg (58 KB)

Là Trầm Hương có từ những cây dó mọc tự nhiên trên rừng núi, và hoàn toàn là sản vật thiên nhiên (không có sự tác động của con người).

Tuy nhiên không phải cây dó nào cũng có Trầm, bỡi vì Trầm Hương được tạo ra từ vết thương trên cây dó bầu. Khi cây dó bầu bị thương/bị nhiễm bệnh, thì cây dó sẽ tiết ra tinh dầu bao quanh vết thương để chữa lành, lâu ngày tinh dầu này ngấm vào trong gỗ, làm biến đổi các phân tử gỗ tạo ra trầm hương.

Tức là trong tự nhiên Trầm Hương sẽ được tạo ra bởi các nguyên nhân sau:

- Gió bão, bom đạn làm gãy cành.

- Kiến xanh làm tổ

- Và còn một nguyên nhân khác đó chính là cây dó bị nhiễm bệnh ở phần lõi cây. Vì thế cây dó sẽ tiết ra tinh dầu bao quanh phần lõi để mong chữa lành, phần tinh dầu này ngấm vào lõi, qua nhiều năm tạo ra trầm hương trong lõi cây. Trường hợp này rất hiếm. Tuy nhiên đây cũng là trường hợp tạo ra kỳ nam nhiều nhất.

Trầm núi là dạng Trầm Hương tốt nhất, vì thời gian tạo ra trầm rất dài, và cây mọc tự nhiên trên núi, hút dưỡng chất, khoán chất trong lòng núi. Nên có mùi thơm dịu nhẹ, hậu ngọt, không bị nồng,...

2. TRẦM DÓ XÍ.

Là Trầm Hương có từ những cây dó mọc tự nhiên trên rừng núi, tuy nhiên có sự tác động của con người.

Tức là khi người ta đi lên núi tìm trầm, và tìm thấy cây dó to mà chưa có Trầm, thì người ta sẽ dùng rìu, búa, đục, rựa,... để tạo vết thương cho nó, để vài năm sau lên thu hoạch Trầm.

Tuy nhiên do người đã tạo vết thường sợ người khác thu hoạch mất của mình. Nên họ sẽ khắc tên lên cây để xí cây dó này là của tui, cho người khác biết cây này đã có chủ.

=> Từ đó gọi là Dó Xí (Cây trên núi nhưng tui xí là của tui, gọi là dó xí).

Chất lượng được khoảng 80% của Trầm Núi. Vì cây vẫn là cây dó tự nhiên, mọc trên núi và hút dưỡng chất trong lòng núi, còn vết thương thì được tạo ra bởi con người, nhưng bằng phương pháp cơ học.

3. TRẦM TRỒNG (DÓ VƯỜN):

Trầm trồng thì được chia ra làm nhiều dạng: Tạo trầm cơ học, vi sinh hay tạo trầm hóa học.

a. Tạo trầm cơ học:

Người dân trồng cây dó đến khi được khoảng 6-7 năm (chu vi khoảng 2-3 tay người lớn) thì có thể tạo trầm.

Tạo trầm cơ học thì có 3 cách:

- Cách 1: Đục lỗ nêm cây gỗ vào để tạo trầm. Cách này chỉ dùng ở quy mô nhỏ, vì rất tốn công.

- Cách 2: Khoan tạo ổ. Dùng khoan điện khoan vào thân cây dó, kéo lên xuống cho lỗ rộng ra để tạo thành ổ. Cây dó sẽ tiết ra tinh dầu bao quanh để chửa lành, lâu ngày tạo ra ổ trầm.

=> 2 cách này thường tạo ra Trầm ổ.

tram o.png (887 KB)

- Cách 3: Bóc vỏ Cách này thì người ta bóc võ cây dó theo vòng tròn, với chiều dài khoảng 1,2 - 1,5m, chỉ chừa lại khoảng 5cm để dẫn dưỡng chất nuôi thân, còn lại bóc hết để tạo vết thương, cây dó sẽ tiết ra tinh dầu để tạo một lớp kháng cự, ngăn không cho vết thương xâm nhập sâu hơn. Từ đó tạo ra trầm.

=> Cách này tạo ra Sánh và Tốc.

tram sanh.jpg (376 KB)

Ở cách tạo trầm bằng cơ học này thì sau khi tạo từ 5-7 năm mới thu hoạch được trầm.

Trầm trồng mà được tạo theo phương pháp cơ học chất lượng đạt 60-70% Trầm Núi.

b. Tạo trầm vi sinh:

Tương tự như tạo trầm cơ học, tạo trầm vi sinh cũng dùng cách khoan tạo ổ và bóc vỏ. Tuy nhiên sau khi khoan tạo ổ hay bóc vỏ không để tự nhiên như cách cơ học, mà nhỏ vi sinh vào đó để thời gian tạo trầm nhanh hơn và tạo ra được nhiều trầm hơn.

Nhưng quan trọng là mem vi sinh từ đâu mà có. Đúng thi mem vi sinh này sẽ được tạo ra từ nước bọt của con kiến xanh. Người ta bắt một lượng kiến xanh đưa vào phòng thí nghiệm lấy nước bọt, để lấy vi sinh, sau đó nuôi trong môi trường phù hợp để chúng sinh trưởng và dùng chúng nhỏ vào cây dó để tạo Trầm. (Giống như cách con kiến xanh đục tổ tạo ra Trầm).

Trầm trồng mà được tạo theo phương pháp vi sinh chất lượng đạt 50-70% Trầm Núi.

c. Tạo trầm hóa chất:

Tương tự như phương pháp vi sinh. Nhưng ở đây người ta dùng hóa chất thay cho vi sinh. Chủ yếu là dùng H2SO4 pha loãng(axit xunfuric).

Nên đây là cách tạo ra Trầm độc. Vì axit sẽ không mất đi, nên khi đốt lên sẽ tạo ra khói có độc.

4. Trầm Nhân Tạo ( nấu, ép, ngâm, tẩm,...)

Thật chất thì bản gốc của sản phẩm này không phải là Trầm, mà là phần gỗ dó (hoặc gỗ khác) sau đó người ta nấu, ép, ngâm, tẩm tinh dầu trầm hoặc hóa chất mùi trầm vào để tạo ra Trầm Nhân Tạo.

Đối với Trầm Nhân Tạo thì sẽ bị hết mùi theo thời gian. Ở loại này chia ra thành 2 loại là nấu, ép, ngâm tẩm để tạo Trầm từ: Tinh dầu trầm hoặc là hóa chất.

- Tinh dầu Trầm: Thì phải xem là nấu bao lâu, và phải xem nguồn gốc trầm để rút dầu là trầm gì? để biết có tác dụng được bao nhiêu và độ bền mùi được bao lâu.

Thường thì sẽ hết mùi sau từ 3 tháng đến 5 năm.

- Hóa Chất: Thì xác định luôn là rất độc hại. KHÔNG NÊN DÙNG.

Cũng rất dể nhận biết trầm nấu, ngâm là thường thì màu đen (hoặc rất đậm), cầm nặng tay. Còn trầm thật thường màu không đều lam lam, chổ đậm, chổ nhạt và cầm nhẹ hơn (trừ trầm chìm).

tram nau.jpg (90 KB)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng