NGUỒN GỐC CỦA NGÀY LỄ VU LAN

Mùa Vu Lan kéo dài đến hết tháng 7 âm lịch và Lễ Vu Lan chính thức diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm. Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan Vu Lan là danh từ gọi tắt của Vu Lan Bồn, tiếng Phạn là “ Ullambana’’ ( Vu Lan tiếng Phạn là ‘’Ullam’’ dịch là treo ngược, chữ Bồn là ‘’bana’’ tạm dịch là cứu giúp ). Như vậy, chúng ta có thể hiểu từ ‘’Vu Lan Bồn” có nghĩa là giải cứu người bị tội treo ngược. Ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược, những người khi còn sống gây ra tội ác sau khi chết phải rơi vào địa ngục và chịu nỗi khổ là bị treo ngược, để giải cứu các vong linh thoát khỏi thống khổ này thì thân nhân quyến thuộc cần phải làm những việc thiện như bố thí, phóng sinh, cúng dường tam bảo, …

Mùa Vu Lan kéo dài đến hết tháng 7 âm lịch và Lễ Vu Lan chính thức diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm.

 

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

 

Vu Lan là danh từ gọi tắt của Vu Lan Bồn, tiếng Phạn là “ Ullambana’’ ( Vu Lan tiếng Phạn là ‘’Ullam’’ dịch là treo ngược, chữ Bồn là ‘’bana’’ tạm dịch là cứu giúp ). Như vậy, chúng ta có thể hiểu từ ‘’Vu Lan Bồn” có nghĩa là giải cứu người bị tội treo ngược. Ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược, những người khi còn sống gây ra tội ác sau khi chết phải rơi vào địa ngục và chịu nỗi khổ là bị treo ngược, để giải cứu các vong linh thoát khỏi thống khổ này thì thân nhân quyến thuộc cần phải làm những việc thiện như bố thí, phóng sinh, cúng dường tam bảo, …

 

Lễ hội Vu Lan bắt nguồn từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn đó là sự tích về lòng hiếu thảo của Tôn Giả Mục Kiều Liên với mẹ mình. Vì vậy, mùa Vu Lan còn gọi là mùa lễ báo hiếu cha mẹ. Tôn Giả Mục Kiều Liên là một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Thế Tôn.

 

Tôn Giả Mục Kiều Liên đã giúp mẹ giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ như thế nào?

 

Lúc tưởng nhớ về mẹ mình, Tôn Giả Mục Kiều Liên đã dùng đôi mắt thần tìm kiếm mẹ khắp nơi và ông đã thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ ( quỷ đói ), bị đói khát hành hạ rất đau thương. Vì thương mẹ, ngài đã dùng phép thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng cơm cho mẹ. Nhưng tiếc thay bà Thanh Đề còn tính ‘’tham, sân, si’’, khi đưa cơm vào miệng bà đã dùng một tay che bát cơm để các cô hồn khác không đến tranh cướp miếng ăn của bà nên khi đưa miếng cơm vào miệng thì cơm tự dưng hóa thành lửa đỏ. Thương xót cho người mẹ của mình nhưng không có cách nào cho mẹ ăn được. Ông nhờ đến Đức Phật ( Đức Thế Tôn), Đức Phật dạy chỉ có cách thỉnh Chư Tăng khắp mười phương về cúng dường cùng một lúc. May mắn rằng đúng vào ngày rằm tháng bảy là ngày Tự Tứ của Chư Tăng tự khắc các vị tập trung lại để cùng Tự Tứ. Tôn Giả Mục Kiều Liên nghe theo Đức Phật cung thỉnh Chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày này. May mắn mẹ của ngài đã được giải thoát. Từ đó, chúng ta có ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là mùa lễ báo hiếu cha mẹ.

 

Ngày nay, lễ Vu Lan không chỉ đơn thuần là ngày lễ của Phật pháp mà đã trở thành lễ hội - Mùa Vu Lan mang tính nhân văn: uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Lễ hội này nói lên tấm lòng hiếu kính của người con đối với bề trên : cha mẹ, ông bà tổ tiên. Tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bậc cha mẹ.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng